Hình minh họa
Chóng mặt với cò đất sân bay Long Thành
Những chiếc xe hơi sang trọng liên tiếp xuất hiện, lượn qua lượn lại lùng mua đất, có mặt ở nhà dân, các quán nước giải khát nhỏ ven đường hay bất cứ đâu có thể bàn chuyện mua bán đất, giới cò đất đang khiến cho đất khu vực gần sân bay Long Thành trở nên nóng sốt hơn bao giờ hết.
Một người dân ở đây cho biết, đó là xe của những người đi lùng mua đất. Trong khoảng nửa tháng trở lại đây, họ xuất hiện ngày càng nhiều. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, họ lái ô tô, chạy ngang dọc mọi con đường ở đây để tìm mua đất.
Những quán nước nhỏ ven đường trở thành “điểm tập kết” của những cò đất. Ghé vào một quán cà phê nhỏ, nơi có hai chiếc ô tô đậu sẵn, bên trong là khoảng 5, 6 cò đất đang bàn luận sôi nổi. Họ hỏi xem sáng giờ có mua được miếng nào không, kế đó là những cuộc điện thoại liên tiếp. Thậm chí, những người này còn chuẩn bị luôn cả một tấm bản đồ, vẽ khá chi tiết địa giới của vùng đất này. Những miếng đất đã được mua, sẽ được khoanh vùng, đánh dấu để dễ dàng giới thiệu cho khách…xem thêm
Cơ hội sở hữu nhà ở xã hội còn rất xa vời
Trong mục hỏi đáp với Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng, nhiều người dân băn khoăn khi cơ hội sở hữu nhà ở xã hội còn rất xa vời.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây Dựng Trịnh Đình Dũng, việc triển khai các Dự án nhà ở xã hội vẫn còn chậm, nguyên nhân là chính sách mới hoàn thiện, thứ 2 đây là chiến lược phát triển dài hạn lâu dài, chứ không phải trung hạn, ngắn hạn. Mặt khác phát triển nhà ở xã hội cần rất nhiều tiền, trong khi ngân sách nhà nước không có để đầu tư mà cần phải xã hội hoá. Một mâu thuẫn nữa là phát triển nhà ở xã hội yêu cầu là phải chất lượng nhà tốt, giá phải rẻ, để phù hợp với người có thu nhập thấp, vì vậy nó không hấp dẫn với các nhà đầu tư, đây cũng là nguyên nhân khiến các nhà ở xã hội chậm triển khai, thực hiện…xem thêm
TP.HCM: Thị trường căn hộ liệu có “dội hàng”?
Hàng loạt chủ đầu tư bất động sản (BĐS) tại TP.HCM đã và đang ồ ạt tung sản phẩm ra thị trường nhưng mức tiêu thụ có phần nhỏ giọt làm dấy lên lo ngại cung vượt xa cầu…
Từ giữa quý 2/2015, nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực BĐS đã rục rịch chuyển hướng đầu tư đến khu vực phía Đông thành phố. Có thể kể đến dự án Sala (Đại Quang Minh), Vinhome (Vingroup), The Sun Avenue, Lucky Dragon (Novaland), Mega Village (Khang Điền)…
Ông Phan Thành Huy – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Novaland cho biết mục tiêu của công ty là đến năm 2016 sẽ xây dựng được 5.000 căn nhà ở cho người dân trong nước…xem thêm
Thu hồi dự án bất động sản: Muôn nẻo đường “dừng”
Thời gian qua, hàng loạt dự án bất động sản (BĐS), từ nghỉ dưỡng, đến khu đô thị, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê đều bị “dừng” bởi nhiều lý do.
Dự án được dư luận quan tâm gần đây nhất là Dự án Phoenix của Tập đoàn Dewan Việt Nam tại Nha Trang. Mặc dù còn nhiều tranh cãi quanh việc dự án nếu được triển khai, biển Nha Trang có còn là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới hay không khi quy mô của dự án lên đến 74 héc-ta, bao gồm cả diện tích lấn biển, nhưng việc dừng dự án cho thấy sự “khôn ngoan” của tỉnh Khánh Hòa. Phong trào “chiếm đất đẹp” đối với các dự án phần nào đã không thực hiện được như ý đồ ban đầu của nhà đầu tư…xem thêm
Chung cư nợ tiền sử dụng đất không được bán hàng
Khu đô thị Phú Lương (Hà Đông), dự án Thành An 21 Lê Văn Lương (Cầu Giấy), dự án 4 Chính Kinh (Thanh Xuân)… là những dự án đang nợ tiền sử dụng đất rất lớn. Các dự án này đã được bán cho nhiều khách hàng, tuy nhiên ít người có thể biết chủ đầu tư đã nộp tiền sử dụng đất hay chưa?
Theo Cục Thuế Hà Nội, tính đến 1/7/2015 trên địa bàn thành phố có tới 56 dự án bất động sản đang nợ tiền sử dụng đất với tổng số trên 3.000 tỷ đồng. Các dự án này đều tập trung các quận Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông. Trong đó, dự án nợ nhiều tiền sử dụng đất nhất là Khu tổ hợp chung cư cao tầng, biệt thự tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai của Công ty Cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu với số tiền hơn 322 tỷ đồng…xem thêm